Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

VAI TRÒ CỦA DÂN CA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp thu các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng đắn với âm nhạc nói chung, với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thành nhân cách của con người Việt Nam chân chính.

Trong giáo dục thẩm mỹ thì giáo dục âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở học sinh quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực và với nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp trong suy nghĩ từ đó có được quan niệm cái đẹp đúng đắn của bản thân để học sinh biết phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa để rồi hướng tới một nếp sống lành mạnh tích cực, sống theo quy luật của cái đẹp, biết lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống từ đó khiếu thẩm mỹ ngày càng được tăng lên.
.
      Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó, âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trong giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn. Các bài hát dân ca có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh, giúp phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn hết là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ tìn và trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc mình. Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với văn hoá truyền thống. Khi được nghe, học hát các bài dân ca đã dần hình thành trong học sinh tình cảm yêu thích. Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.

   
Việc đưa dân ca vào trong nhà trường là thực hiện theo chủ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có chú ý, hưởng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân ca. Phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được phần nào nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian. Bởi dân ca là tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc, thông qua những điệu hò, tiếng ru, những câu ca, ví dặm đã hình thành nhân cách của mối chúng ta. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự gìn giữ của dân tộc, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Vì thế dân ca có nhiều ý nghĩa, vai trò giáo dục trong nhà trường.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

TÌNH CẢM ĐÔI LỨA THỂ HIỆN TRONG DÂN CA NAM BỘ


Có thể nói rằng những câu ca dao hay nhất đẹp nhất là những câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Tình yêu trong ca dao-dân ca có nhiều cung bậc khác nhau, các giai đoạn của tình yêu đều được phản ánh rất trung thành với đầy đủ màu sắc và hương vị của nó. Ca dao-dân ca Nam Bộ là một trong những cây đàn ngân lên khúc nhạc muôn thuở của tình yêu đôi lứa .

Tình yêu đôi lứa trong ca dao-dân ca Nam Bộ là một tình yêu xuất phát từ cuộc sống lao động cầ cù vất vả nhưng rất đẹp, rất nên thơ. Tình yêu của người lao động nó giản dị trong sáng, mộc mạc chân thành như chính công việc lao động của họ. 

               Qua Ca dao dân ca Nam Bộ ta gặp được hình ảnh của đôi lứa yêu nhau, ước hẹn, giao duyên trong khung cảnh êm đềm của nông thôn Nam Bộ.Vẫn là lời tỏ, là lời thề nguyện thủy chung , là sự cay đắng ngọt bùi của tình yêu… được ca dao  nói đến. Nhưng đáng nói hơn, tình yêu đôi lứa trong ca dao dân ca Nam Bộ được thể hiện ở đây mang nét độc đáo, đặc sắc, cháy bỏng mãnh liệt gắn liền với tính cách con người trên đất Nam Bộ.

1. Bộc trực thẳng thắn.
 

Ca dao, dân ca Nam Bộ cũng như ca dao khắp các miền đất nước, cũng phản ánh được tất cả các chặng đường của tình yêu,từ giai đoạn tỏ tình thề nguyền hạnh phúc bên nhau, cho đến hôn nhân. Người Nam Bộ “ nghĩ sau nói vậy” trong tình cảm họ cũng thế. Họ không thể nói bóng gió xa xôi úp mở… trong giây phút ban đầu gặp gỡ, lời tỏ tình đầu tiên.

Chàng trai Nam Bộ  tỏ tình như thể thẳng thắn tự nhiên biết dường nào. Tình cảm của chàng trai là một tình cảm nóng bỏng, mạnh mẽ và bộc trực. Ta có cảm tưởng chàng không giấu được tình cảm nên đã thốt ra khi chàng gặp cô gái :              
“  Thấy em nhỏ thó
 lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nay ”
 

“Con ếch ngồi dựa gốc bưng.
Nó kêu cái quệt, biểu ưng cho rồi ”

Tình cảm được thể hiện ở đây không chỉ là lời tỏ tình của các chàng trai mới táo bạo bộc trực mà ở các cô gái cũng vậy, tình cảm cũng không kém phần mãnh liệt. Nếu như cô gái Bắc Bộ thường e dè, nhút nhát trước lời tỏ tình của các chàng trai, thì các cô gái Nam Bộ mạnh dạn hơn, thẳng thắn hơn:

“ Thò tay ngắt đọt trâm bầu
 
             Thôi anh có thương thì thương đại đừng cầu ông mai ”.
Đó là tiếng lòng thành thật đã được nói ra thành lời, không e dè, kín đáo để trả lời câu trả lời của chàng trai.

2. Trọng tình nghĩa hơn của cải .

          Tình yêu của nguời Nam bộ rất chân thật và nồng nàn .Bởi lẽ tình yêu ấy trong sáng, cao thương không bị đồng tiền và vật chất làm vẫn đục. Với họ trước hết là cái nghĩa cái tình. Chẳng phải người Nam Bộ đã đùm bọc yêu thương che chở cho nhau từ lúc đến khai phá vùng đất với nghĩa tình bầu bạn thắm thiết đó sao? Tình yêu của họ cũng vậy, đầu tiên là nghĩa là tình chứ không phải là tiền là bạc, vật chất. Đó là đạo đức nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Trong ca dao truyền thống đã nói lên điều ấy:
                                    
“Chẳng tham nhà ngói ba tòa.
  Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền”.

 
Người con gái trong ca dao truyền thống đã trọng cái nghĩa, cái tình, bỏ qua của cải vật chất. Còn người con gái Nam Bộ cũng đã nói thẳng với nguời yêu của mình:
 “Mới gặp nhau đây chớ buông lời nói quẩy
Tiền tài chẳng trọng mấy em quí nghĩa tào khang
Miễn anh giữ đặng tấm lòng vàng đừng phai”

Tấm lòng của cô gái thế đó! Nó nặng ân nghĩa đến vậy! Rõ ràng cô đã dứt khoát từ buổi đầu gặp gỡ, cô ước mong một “tấm lòng vàng” từ người yếu, tấm lòng của cô rất chân thật.

 Tình nghĩa đối với họ là thiêng liêng nhất. Trong cuộc sống bon chen giữa dòng đời xuôi nguợc, có lúc đồng tiền vật chất đã làm vẫn đục tâm hồn con nguời. Vật chất cũng có lúc làm thay đổi lương tâm trong sạch của con người, nhưng đối với nguời Nam Bộ hoàn toàn khác, tình yêu của họ bỏ qua yếu tố vật chất, như những  lời nhắn nhủ chân tình của cô gái Nam Bộ:
                                                     “Này anh bảy đó ơi !
                                             Nhà họ giàu thì đầu heo nộng thịt
                                           Còn đôi mình nghèo cặp vịt với bông tai”

         Sự lo lắng về vật chất là điều không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc ,đôi lứa yêu nhau đã hiểu đuợc điều đó, nhưng họ  sẽ thấy hạnh phúc hơn khi họ lấy nhau bằng nhân nghĩa và bằng tình cảm chân thật ,họ hiểu và thông cảm cho nhau, họ chân thành khuyên nhủ nhau:
                                              “ Mình đừng tham phú phụ bần
                                        Tiền tài ăn hết nghĩa châu trần còn thưong”

 
Lấy tình nghĩa là điều kiện hàng đầu không phải từ tiền bạc và của cải . Vẫn là tình người, nó là sợi dây buột chặt tình cảm giữa những đôi lứa yêu nhau thêm bền chặt.Còn gì đáng quý và trân trọng hơn những tấm lòng mang nặng ân nghĩa ấy. Có bao nhiêu con đường khác nhau để đi đến tình yêu, song để đạt được sự cao thượng và trong sạch ấy thì quả là điều rất hiếm.
Tự hào bao nhiêu khi nét đẹp tâm hồn người Việt được toả sáng trong những câu ca dao như thế, và hình như ở đâu đây ta cũng bắt gặp được những âm vị ngọt ngào, trầm bổng của ca dao trữ tình. Ở khía cạnh khác của ca dao-dân ca Nam Bộ mà ta cần nghiên cứu là tính trào lộng và lạc quan. Nó là điểm rất riêng, rất nổi bật mà chỉ có ca dao-dân ca Nam Bộ mới có.

3. Trào lộng và lạc quan:

           Tình yêu của nguời Nam Bộ, có chân thật, có nồng nàn, có sự đắm say cuồng nhiệt .Không chỉ là bộc trưc thẳng thắn , mà còn có tính hài huớc lạc quan không kém. Họ ngang tàng nghĩa khí nhưng yêu đời, yêu cuộc sống phóng khoáng, thích cái ngôn ngữ có tính khu biệt của nguời Nam , cùng với tính cách của con nguời đã làm nên cái trào lộng , lạc quan rịêng của ca dao –dân  ca Nam Bộ.Trong tình yêu cũng thế, vẫn cái tính hài huớc hóm hỉnh cho đến lời tỏ tình mà vẫn trào lộng quá đổi:

“Nước mắm ngon dằm con cá bẹ.
Anh b
iếu em rình lén mẹ qua đây
 Nước mắm ngon dằm con cá đối
 
           Em biếu anh chờ tối tối em qua ”
        

Tình yêu của người Nam Bộ đã hóm hỉnh, trào lộng như vậy nhưng cũng không kém phần lạc quan. Người Nam Bộ sống với thiên nhiên sông nước hữu tình, với vườn trái xum xuê, nó hoà quyện vào lòng người toả bóng mát cho ca dao. Tình yêu của họ cũng bắt đầu từ ruộng lúa, vườn cà, dừa bên sông với câu hát trao duyên đối đáp trên sông nước... Hình ảnh thiên nhiên đó làm họ lạc quan hơn, yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Người Nam Bộ vốn ngang tàng, trọng nghĩa khí nhưng cũng yêu cuộc sống phóng khoáng.
“Đi ra gặp vịt cũng lùa .
 Gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu

         
Tình yêu đến với họ đâu chỉ là tình cảm đặc biệt, có tính qui luật. Họ yêu nhau, yêu cả cảnh vật thiên nhiên, nhìn cảnh thiên nhiên thêm đẹp, thêm tươi. Lời đối đáp dao duyên vẫn vang lên điệu nhạc yêu đời , lạc quan từ cuộc sống:
“Nhà em ở dưới đám dâu.
 Ở trên
đám đậu, đầu cầu ngó qua      
 Ngó qua đám bắp trổ cờ
 Đám  dưa trổ nụ, đám cà trổ bông ”
 

Hình ảnh quê hương đó chính là kết quả của những ngày họ ra sức lao động,góp sức dựng xây. Từ đó tình yêu đã nảy nở. Họ lạc quan ở cuộc sống và họ yêu nhau say đắm hơn:

“Ngó lên trời có con chim hóa phụng
 
           Ngó xuống biển có con cá hóa long
 
           Anh đi lục tỉnh giáp vòng
 
           Đến đây trời khiến động lòng thương em.”

Đọc câu ca dao mường tượng được cái mênh mông của trời rộng , đất dài và lòng người cũng rộng mở như vậy. Tình yêu đắm say xuất phát từ cuộc sống mến thương ,trở nên nồng nàn hơn bao giờ  hết.

  
           “Bữa nay mát dạ, mát lòng.
 
           Mát tình duyên nợ mặn nồng lứa đôi ”
Lạc quan trong tình yêu đó cũng là động lực để thúc đẩy họ xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, tình yêu của người lao động xuất phát từ quê hương.




CẢI LƯƠNG

 

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.

Bố cục

Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh Châu Tuấn...hãy còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

Đề tài & cốt truyện
Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên...hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung , Sắc giết người , Giá trị và danh dự , Tơ vương đến..
Vào những năm 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như đã kể trên.
Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ...Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây...sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng v.v...chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng.
Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Dàn nhc


Một đoàn Cải Lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có một dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật Cải Lương, không thể không nói tới dàn nhạc Cải Lương. Dàn nhạc Cải Lương có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong Cải Lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ hoạ cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn.
Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh, trong nghệ thuật Cải Lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ  dàn nhạc tân. Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau. Đó là sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc Cải Lương.

Diễn xuất

Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói. Chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói. Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội. Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm muồi...
Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ...cốt chỉ để thêm sinh động...

Y phục, tranh cảnh

Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.




ĐỜN CA TÀI TỬ


Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.


Đặc điểm nghệ thuật của Đờn ca tài tử
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,...; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đìnhít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.
Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp tại nhà, câu lạc bộ, gia đình, dòng họ; truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia. Người học đàn cần ít nhất 3 năm để học những kỹ năng cơ bản như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp…; học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau. Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc.
Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tếtgiỗ, cưới,sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.

Giá trị nổi bật của Đờn ca tài tử

Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồngcư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.




VỌNG CỔ




Vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nó được bắt nguồn từ bài “Dạ Cổ Hoài Lang” (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu). Bản vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải lương.

Sơ lược ngun gc và nhc pháp


Bài "Dạ cổ hoài lang" có 20 câu, hai nhóm đầu mỗi nhóm 6 câu, hai nhóm sau mỗi nhóm 4 câu. Mỗi câu trong bài có 2 nhịp, gọi là nhịp đôi.
Ngay từ thời chỉ mới có nhịp đôi, bản "Dạ cổ hoài lang" đã được đặt lời khác. Việc đặt (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là "soạn") lời ở các bản cổ nhạc không giống như đặt lời tân nhạc. Một bài tân nhạc khi đặt lời thì theo sát câu nhạc của lời trước, tức là theo đúng hay rất sát nốt nhạc trong mỗi stanza. Đặt lời một bản cổ nhạc giống như làm bài thơ họa: Theo đúng nốt nhạc (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là chữ nhạc) ở cuối câu (chỗ dứt nhạc) và theo giọng bình - trắc ở những chữ đó.
Câu 2 nhịp, tuy nhiên, không thỏa mãn được nhu cầu của các nhà soạn nhạc. Bản nhạc (bản vọng cổ luôn gọi là "bản", không gọi là "bài") được tăng lên 4 nhịp, tức nhịp tư, trong khoảng thời gian 1927-1935. Sau đó tăng lên nhịp tám năm 1936-1945, và cũng khoảng thời gian này được mang tên bản "Vọng cổ". Từ nhịp tám lên nhịp 16, 32, 64, 128,... Bản thông dụng nhất hiện nay là bản nhịp 32.
Bản vọng cổ nhịp đôi, nhịp tư chỉ theo sát chữ nhạc ở chỗ dứt câu. Nhưng khi bản nhạc có nhiều nhịp, phải theo đúng chữ nhạc ở một số nhịp nhất định.
Khi câu nhạc còn ngắn, bản nhạc chỉ gieo vần ở cuối câu. Lên tới nhịp 32, 64, các soạn giả bắt đầu gieo vần liên kết bên trong mỗi câu.

Các bn vng c nhp 2, 4, v.v.

Cùng với việc tăng số nhịp trong mỗi câu, bản vọng cổ ngày càng đa dạng thêm nhờ sự sáng tạo của các soạn giả, các nghệ sĩ làm bản vọng cổ ngày nay rất phong phú.

Vọng cổ nhịp đôi

Bản Vọng cổ nhịp đôi tức là bản Dạ cổ hoài lang nguyên thủy.
Sáu câu đầu trong bản này như sau, vần gieo mỗi câu một lần (trong đó có câu vần lưng tức yên vận):
1.     Từ là từ phu tướng,
2.     Bảo kiếm sắc phán (phong) lên đàng.(phán: sai bảo; không phải là phong)
3.     Vào ra luống trông tin chàng.
4.     Năm canh mơ màng.
5.     Em luống trông tin chàng,
6.     Ôi gan vàng thêm (quặn) đau.

Vọng cổ nhịp tư

Nhịp tư bắt đầu có từ năm 1927. Từ bản này, vọng cổ bước một bước thay đổi quan trọng: Chữ nhạc trong bài không theo hơi Bắc (tức Bắc chánh) nữa mà đổi sang hơi Bắc Oán. Dưới đây là sáu câu đầu bản "Khúc oan vô lượng" của soạn giả Huỳnh Thủ Trung tức Tư Chơi.
1.     Đêm nào ngọn đèn khuya, mẹ đây chong trắng đĩa
2.     Chàng ôi, nếu có gặp nhau họa chỉ trong giấc mộng huỳnh lương
3.     Trời đất ôi! Vợ chồng tôi đang vui câu đầm ấm nơi cảnh gia đường
4.     Vì ai gieo oan mà để cho thiếp phải cam dồn dập nơi khốn cảnh đoạn trường
5.     Hơn bốn năm trường tựa nơi canh cửa thiếp trông chờ
6.     Đã biết rằng tuyệt vô hy vọng mà lòng mong thiếp những hoài mong

Vọng cổ nhịp tám

Bản nhịp tám, từ năm 1936, bắt đầu ngân nga hơn bản nhịp tư. Người góp công làm bản nhịp tám được công chúng ưa chuộng phải kể đến nghệ sĩ Lưu Hoài Nghĩa tức Năm Nghĩa. Nhiều bản tuồng nhịp tám tới nay vẫn còn nổi tiếng, như bản "Tô Ánh Nguyệt" của soạn giả Trần Hữu Trang
Sau khi tôi có chết đi rồi, xin Cậu chứng kiến cho tấc lòng tôi mà tỏ hết khúc nói cho ai kia được rõ nỗi khổ tâm của tôi trước giờ tôi nhắm mắt
1.     Dưới nấm mộ xanh, thân người mạng bạc, ngàn muôn năm linh hồn tôi họa chăng được tiêu tan khối hận chốn tuyền đài
2.     Mười tám năm dư lắm lúc tôi muốn vạch mặt phơi gan mà than thở với đất trời
3.     Nhưng mà mối hận tình nó nấu nung trong tim phổi, nghĩ bao nhiêu tội lỗi, gặp mặt ai tôi nói chẳng nên lời
4.     Ngày hôm nay, tôi sắp lìa xa bao nhiêu kẻ thân yêu quý mến mà từ giã cõi đời
5.     Cậu ôi, tôi nhờ cậu nói lại với má thằng Tâm rằng tôi mong giũ sạch nợ trần ai đặng thoát ra khỏi vòng tình thiên hận hải, vậy tôi xin có một đôi lời nhắn nhủ cùng với ai.

Vọng cổ nhịp mười sáu

Tới bản mười sáu, từ năm 1946, mỗi câu bắt đầu dài, như sáu câu sau đây trong "Tôn Tẫn giả điên", nổi tiếng với giọng ca Út Trà Ôn :
Úy trời đất ôi! Nỗi đoạn trường, cũng vì tôi đây quá tin thằng Bàn Quyên là bạn thiết cho nên ngày hôm nay thân của tôi phải ra nông nỗi
1.     Còn như công cuộc ngày hôm nay đây, bởi tôi không cẩn thận cho nên bạn tôi nó mới đành nhẫn tâm chặt lấy một bàn chơn tôi
2.     Khi tôi còn ở trên non thì tôi quyết ẩn thân tu tâm dưỡng tánh, luyện thuốc trường sanh mong thành chánh quả đặng có tọa hưởng Bồ Đoàn
3.     Nào hay đâu thằng Bàn Quyên nó lên năn nỉ ỷ ôi, lời ngon tiếng ngọt, nó nói rằng chúa của nó là một đấng minh quân chơn mạng. Bởi vậy cho nên nó bảo tôi một một, hai hai cũng phải xuống mà đầu hàng.
4.     Cho nên khi ấy tôi mới hạ san, thì thầy của tôi có cho tôi một bức cẩm nang lại dặn tôi rằng: Hễ khi nào lâm nạn thì dở ra xem rồi liêu> chước biến quyền
5.     Vậy thì tôi đây vọng nguyện với Tôn sư, khai thơ cứu mạng. Ủa sao tôi chẳng thấy điều chi lạ, chỉ thấy trong thơ có một chữ "Cuồng". Ờ, ờ, phải rồi, đây thầy tôi bảo tôi giả điên đặng có thoát thân.

Vọng cổ 32 nhịp

Từ bản 32 nhịp, mỗi câu bắt đầu có vần gieo ngay trong câu, vì 32 nhịp là một quãng quá xa để chỉ có một vần. Câu dưới đây trong bản "Nắng chiều quê ngoại" của soạn giả Viễn Châu là một thí dụ:
1.     Mấy nếp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rủ bóng đang vươn lên ngọn khói lam chiều. Cảnh hoàng hôn sao nhuộm vẻ tiêu điều. Khóm lau thưa xào xạc trên lối đường mòn vẳng lặng cô liêu; nhà Ngoại tôi khuất sau mấy lũy dừa xanh soi bóng dịu hiền, bên cạnh mái đình làng đìu hiu cỏ phủ.
Bản vọng cổ 32 nhịp đầy đủ có 6 câu. Tức là ngắn hơn các bản nhịp tám thường có 20 câu. Tuy nhiên, ngay cả 6 câu cũng có khi không sử dụng hết. Bản vọng cổ khi ghi ra giấy, do đó, thường có đánh số câu để người nghệ sĩ biết bản nhạc sử dụng câu nào. Hai câu 1 và 4 thường chỉ có 16 nhịp cuối câu.

Khi bản vọng cổ đã tới 32 nhịp, nhiều soạn giả chêm vô những câu nói giặm. Để nghệ sĩ vô ca vọng cổ cho êm, soạn giả cũng thường gối đầu bằng một khúc nói lối văn xuôi , những câu nói lối văn vần (lục bát song thất lục bát, tứ tuyệt, hoặc cả thơ mới), hoặc một bản ngắn cổ điển như Hành vân, Sương chiều, Lý Cái Mơn hoặc tiêu biểu là Lý con sáo.

...