Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

VAI TRÒ CỦA DÂN CA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp thu các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng đắn với âm nhạc nói chung, với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thành nhân cách của con người Việt Nam chân chính.

Trong giáo dục thẩm mỹ thì giáo dục âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở học sinh quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực và với nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp trong suy nghĩ từ đó có được quan niệm cái đẹp đúng đắn của bản thân để học sinh biết phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa để rồi hướng tới một nếp sống lành mạnh tích cực, sống theo quy luật của cái đẹp, biết lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống từ đó khiếu thẩm mỹ ngày càng được tăng lên.
.
      Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó, âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trong giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn. Các bài hát dân ca có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh, giúp phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn hết là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ tìn và trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc mình. Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với văn hoá truyền thống. Khi được nghe, học hát các bài dân ca đã dần hình thành trong học sinh tình cảm yêu thích. Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.

   
Việc đưa dân ca vào trong nhà trường là thực hiện theo chủ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có chú ý, hưởng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân ca. Phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được phần nào nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian. Bởi dân ca là tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc, thông qua những điệu hò, tiếng ru, những câu ca, ví dặm đã hình thành nhân cách của mối chúng ta. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự gìn giữ của dân tộc, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Vì thế dân ca có nhiều ý nghĩa, vai trò giáo dục trong nhà trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét