Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015


Hình thức

Vè được sáng tác bằng văn vần, sử dụng nhiều hình thức khác nhau: câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối. Ngôn ngữ vè mộc mạc, đơn giản, không trau chuốt, gọt dũa, phần lớn các bài vè lại có vận mệnh ngắn ngủi. Vè là những bài hát của trẻ em. Có vè thế sự, về người thật việc thật, phản ánh, bình luận những câu chuyện thời sự địa phương, những truyện đồi phong bại tục, những chuyện áp bức bóc lột của cường hào địa chủ và đời sống khổ cực của dân nghèo trong làng xóm. Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.
Nội dung
Đa số bài vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân trước những sự việc, sự kiện đó. Ngoài ra có những bài vè có thể phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phương, đôi khi toàn quốc.
Vè còn mang tính thời sự, các sự kiện trong quá khứ ít được vè quan tâm. Vè xuất hiện tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện, ghi nhanh, rồi truyền đi để gây dư luận. ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè sai đạo’’, ‘‘Vè thầy Thông Chánh’’...
Phân loại
Theo tiêu chí thể thơ, có thể chia vè thành các loại: vè lục bát, vè nói lối... Theo tiêu chí đề tài, nội dung phản ánh, có thể phân vè thành các tiểu loại:
  •    loài vật, cây trái, sự vật: ‘‘Vè chim chóc’’, ‘‘Vè trái cây’’, ‘‘Vè cá’’, ‘‘Vè rau’’, ‘‘Vè các thứ lúa’’, ‘‘Vè rắn U Minh’’, ‘‘Vè nói ngược’’, ‘‘Vè nói láo’’...
Ví dụ bài Vè con ve:
Lại truyền ra khắp hết bốn phương,
Đem bảng dán chư châu thiên hạ.
Gái nào đành dạ,
Mà giết đặng chồng.
Chém lấy đầu đem nạp bệ rồng,
Vua phong chức Hoàng Tôn quận chúa.
Có một nàng Nữ Tố
Thật là gái vô song
Nghe lệnh truyền như hoả ngộ phong
Thấy bảng dán, dường như đắc thuỷ...

·         Vè thế sự (vè sinh hoạt xã hội): loại vè này, bên cạnh tính thời sự, tính địa phương rất nổi bật với xu hướng chung là trào phúng. Vè xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và kịp thời. Tính chất người thật, việc thật thể hiện rõ rệt trong các bài vè lấy đề tài ở các sự kiện thông thường của đời sống. Nhiều bài vè đả kích những hành vi phương hại đến phong tục tập quán, đạo đức nhân dân, những hiện tượng không bình thường, những tệ trạng xã hội: ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè chửa hoang’’, ‘‘Vè uống rượu’’, ‘‘Vè nói dóc’’, ‘‘Vè đánh bạc’’,...; vè ghi nhận thực trạng đời sống nhân dân: ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè Cầu Ngói, chợ Liễu’’, ‘‘Vè đi phu Cửa Rào’’, ‘‘Vè chăn trâu’’, ‘‘Vè đi ở’’, ‘‘Vè chồng chung’’, ‘‘Vè vạn cấy’’’...
  •  Vè lịch sử: thường hòa quyện sự chân thật lịch sử và sự hư cấu thần kỳ. Vè lịch sử là lịch sử không thành văn của nhân dân, gồm 2 mảng lớn: Nông dân khởi nghĩa và đấu tranh chống ngoại xâm.
Ví dụ bài Vè chàng Lía:
"Lía ta tâm tánh lạ sao,
Ghét phường phú hộ đất đào ném ra.
Những người nghèo khó đâu ta,
Thì Lía xót phận rất là yêu thương.
Kẻ nghèo rủi gặp tai ương,
Hễ Lía hay biết, dễ thường bỏ đâu.
Giúp cho tiền bạc tiếc nào,
Cho nên nhiều kẻ xiết bao cảm tình."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét