Cách thức & nhạc cụ
Nhạc lễ là loại nhạc chuyên phục vụ cho các dịp lễ hội
“quan, hôn, tang, tế” của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ theo Nho giáo và đạo
Cao đài. Tất cả các bài về Nhạc lễ Nam Bộ rất khó
về ký âm. Cùng với nhiều nhạc cụ đi liền bài, phù hợp với nội dung cúng tế.
Ngay nay tính sáng tạo các bài và các nhạc cụ dòng nhạc này vẫn đang được phát
huy. Nhạc lễ bắt nguồn từ
nhạc cung đình Huế, nhưng qui mô, cấu trúc dàn nhạc và hệ thống bài bản có phần
đơn giản hơn với các bộ nhạc khí gồm:
- Bộ gõ có:
trống Chầu, trống Chiến, trống Cơm, trống Bồng, trống Bản (còn gọi là trống
Cái), mõ sừng trâu, mõ Tốc,Tum, Bạt, Đẩu, Đồng lố (gồm 3 loại : tiểu, trung,
xà) và Phệt (2 thanh tre ghép lại một đầu dùng để đánh nhịp).
- Bộ dây
có: đờn Cò (gồm : Cò chánh, Cò dựa, Cò líu) và đờn Gáo.
- Bộ hơi có
: Sáo, Tiêu, Kèn (Kèn Mộc 3 loại : đại, trung, tiểu), ( kèn thau 2 loại: lớn và
nhỏ).
Bài bản âm nhạc trong nhạc lễ cơ bản gồm có 10 bài
trong đó
·
3 bài Nam : Nam Xuân, Nam Ai,
Nam Đảo.
·
7 bài Cò (nhạc viết cho đờn
Cò) gồm: Xàng Xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá,
Tiểu khúc.
Nhạc lễ có vai trò rất quan trọng trong sự
hình thành nhạc tài tử Nam Bộ.
Đối
tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ của nhạc lễ là quan, hôn, tang, tế.
quan là cái mão, mũ ngày xưa người con trai đến 20 tuổi được coi như
tuổi trưởng thành phải làm lễ gia quan (gia = them; quan = cái
mão) tức lễ đội mão, người con trai đặt cho mình một tên tự (tên chữ). Cũng như
người con gái từ 15 đết 20 tuổi phải làm lễ gia kê (gia = them, kê
= cây trâm) còn gọi cập khê tức lễ cài trâm lên tóc, tuổi có thể lấy chồng. Chủ
trì hai lễ này là ông nội hoặc cha hay người trưởng tộc của đương sự. không
gian hành lễ là bàn thờ gia tiên ở từ đường của dòng họ. Đối tượng dâng lễ là
ông bà tổ tiên.
Hôn là đám cưới khi cử hành lễ nghinh than tức lễ rước
dâu. Họ nhà trai đem ban nhạc (không có học trò lễ) đến họ nhà gái đón kiệu hoa
của cô dâu. Sau đó, tại họ nhà trai người trưởng tộc làm lễ thượng đăng (lễ lên
đèn). Lễ nhạc được cử hành trước bàn thờ gia tiên, tiếp đó là lễ tơ hồng trước
bàn Điện nhạn đặt giữa sân nhà. Khi khách nhập tiệc chỉ còn ban nhạc hòa tấu
giúp vui mà không có học trò lễ.
Tang dân gian gọi theo thông tục là đám ma. Người mất
phải là người có công khai cơ lập nghiệp cho địa phương hoặc có đức cao vọng
trọng thì mới có lễ nhạc. người dân bình thường thì chỉ có nhạc, không gian
hành lễ là phía trước quan cữu người quá cố.
Tế là cúng ở cấp độ cao, có nghi thức, có lễ nhạc.
Ngoại trừ các đại lễ ở cung đình lễ nhạc dùng trong ở những cuộc cúng lớn đều
gọi là tế, như các lễ lớn ở đình, miếu, các đám giỗ hội ở những gia tộc lớn có
công với làng nước, các lễ đáo tuế, mừng thọ… hiện nay ở nhiều nơi có dùng lễ
nhạc tế anh hùng liệt sỹ tại bia kỷ niệm trong khuôn viên đình làng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét