Là một bộ
phận trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, đồng dao là thơ ca dân gian truyền
miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm những bài hát, câu hát trẻ em, lời
hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Các bài đồng dao thường gắn liền với
các trò chơi. Đồng dao cũng có những dị bản do sắc thái riêng, thể hiện dễ
thấy nhất qua hình thức diễn đạt ngôn ngữ. Nhưng Đồng dao bao giờ cũng nhất quán
về bản chất (vui chơi) và đối tượng phục vụ (trẻ em).
Ví dụ bài đồng dao “Kéo cưa”:
Kéo cưa kéo kít
Làm ít ăn nhiều
Đụng đâu ngủ đó
Nỡ lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
Thể loại đồng dao
·
Đồng dao trẻ em
hát
·
Đồng dao trẻ em
hát-trẻ em chơi
·
Đồng dao hát ru
·
Đồng dao trẻ em
đố vui
·
Ca dao cho trẻ
em
Đặc điểm
Đồng dao là những câu nói có vần,
có điệu, dễ nhớ. Ngôn
ngữ đồng dao rất gần với ngôn ngữ đời sống.
Nội
dung
Đồng dao là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian. Đồng dao còn là
những kho tư liệu quý dùng để bồi dưỡng kiến thức cho lớp trẻ. Để ghi lại những
nhận thức về cuộc sống, để giáo dục thế hệ trẻ, cha ông ta đã sáng tạo ra kho
tàng văn hóa dân gian. Kiến thức trong các bài đồng dao được truyền đến thế hệ
trẻ bằng con đường truyền miệng.
Kiến thức trong đồng dao rất phong phú. Đồng dao cung cấp cho các em
kiến thức về xã hội. Đồng dao giúp các em chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến
thức về nghề nghiệp: “Ông thầy có
sách, thợ ngạnh có dao, thợ rèn có búa”. Đồng dao cũng dạy các em phê
phán thói hư, tật xấu: “Một ông
đái bậy/Chết một còn bảy/Một ông láu táu/Chết một còn sáu.”
Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức về thế giới tự nhiên. Thế
giới thiên nhiên trong đồng dao sinh động, phong phú tràn đầy sức sống. Trong
đồng dao có ông Sấm, ông Chớp, có chị Mưa, chị Gió. Trong đồng dao có hình ảnh
của những con vật: Con trâu, con nghé, con voi, con ve, con kiến, con tôm, con
tép, con còng, con cua. Tất cả đều có hồn, biết trò chuyện, biết tâm sự cùng
trẻ em. Nhiều tưởng tượng bất ngờ của đồng dao đã giúp các em có được một cuộc
sống hồn nhiên, gắn bó, gần gũi với cảnh vật, với con người xung quanh.
Đồng dao và trò chơi dân
gian các em biết đếm, biết tính nhẩm, biết cộng trừ từ “Chuyền một” đến “Chuyền
chuyền mười”, từ “Năm lên sáu” hay “Bốn lên bảy” trong trò chơi “Chuyền
chuyền”. Trò chơi “Ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm các phép tính như chia,
trừ. Trò chơi dân gian còn giáo dục thể lực cho trẻ. “Đánh chuyền”, “Đánh
khăng” , “Rồng rắn lên mây” rèn luyện sự vận động toàn diện bằng các hoạt
động chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Đồng dao và trò chơi dân gian như keo kết
dính tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa trẻ em với trẻ em.
Rồng rắn lên mây:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không
Dung dăng dung dẻ:
Dung dăng dung dẻ (hoặc Xúc xắc
xúc xẻ)
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng thấp
Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu…"
Ngày nay, cuộc sống văn minh đã có rất nhiều trò chơi mới, hấp dẫn,
hiện đại. Nhưng xét kỹ, với đặc tính bao gồm các yếu tố như âm nhạc, thơ ca,
trò diễn, hoạt động cơ thể.., Những bài đồng dao có tác dụng to lớn trong việc giáo
dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đồng thời rèn luyện thể chất cho trẻ khi được
kết hợp với các trò chơi dân gian thú vị. Sâu xa hơn, đây còn là cách giúp bảo
lưu và duy trì tiếp nối những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt
qua các thế hệ.Không
ai khẳng định được Đồng dao ra đời từ bao giờ, nhưng chắc chắn một điều, đó là một phần trí tuệ và tài sản
văn hóa được các thế hệ lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng dao đã
mãi mãi đi vào ký ức thân thương của mỗi người trong chúng ta./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét