Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi
vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc
vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. (Ví dụ: dân ca
các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ…). Nhiều bài dân ca đã đạt tới
trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến
sâu rộng.
Dân ca bao gồm cả âm nhạc truyền thống cũng như thể loại âm nhạc phát triển từ nó trong quá trình phục hồi dân gian thế kỷ 20. Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 nhưng ban đầu được sử dụng để chỉ loại hình âm nhạc có từ trước đó.
Dân ca truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: âm nhạc truyền khẩu; âm nhạc của tầng lớp thấp; âm nhạc mà người sáng tác vô danh. Những điều này tương phản với các thể loại âm nhạc thương mại và cổ điển. Có người định nghĩa dân ca là những bài hát cổ không rõ người sáng tác; người khác cho rằng đó là loại hình âm nhạc được lưu truyền và phát triển bằng
cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong tục trong một thời gian dài.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền
văn hóa lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú. Đa dạng. Kho tàng dân ca
Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh,
hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà
Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh… ở Trung bộ có Hò Huế, Lý Huế, hát Sắc bùa… ở
Nam bộ có các điệu Lý, điệu Hò, nói thơ… Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc
(đồng bào Thái, H' Mông, Mường…), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai,
Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng…) đều có bản sắc riêng.
Từ bao đời
nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng các dân tộc
trên khắp dải đất Việt Nam. Ngoài những
làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm theo
như Chầu Văn, ca trù, ca Huế, ca Quảng, nhạc tài tử miền Nam… và những hình thức
ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương…
Học hát, nghe
các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến
và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của
cha ông để lại, càng trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn
quý ấy
Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ
thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu
rộng. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường
ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi
lứa, trong tình cảm giữa người và người. Dân
ca là câu hát cửa miệng nói về thế sự, câu ca thán, là lời nhắc nhở, là lời khuyên, lời cười nhạo, câu châm biếm, câu mỉa mai thói hư ở đời, hay một ai đó mà không chỉ đích danh hay đơn giản
chỉ nói về sự việc nào đó,...
Dân ca miền Bắc
·
Qua Cầu Gió Bay
·
Hoa Thơm Bướm Lượn
·
Cây Trúc Xinh
·
Bèo Dạt Mây Trôi
·
Giã Bạn
·
Người Ở Đừng Về
·
...
Dân ca miền Trung
·
Lý Thiên Thai
·
Hò Khoan Lệ Thủy
·
...
Dân ca Tây Nguyên & dân ca miền núi
· Chặt Gỗ Đóng Thuyền
·
...
Dân ca Nam bộ
·
Ru Con
·
Lý Ngựa Ô
·
Lý Bằng Răng
·
Lý Chiều Chiều
·
...
Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi
vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc
vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. (Ví dụ: dân ca
các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ…). Nhiều bài dân ca đã đạt tới
trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến
sâu rộng.
Dân ca bao gồm cả âm nhạc truyền thống cũng như thể loại âm nhạc phát triển từ nó trong quá trình phục hồi dân gian thế kỷ 20. Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 nhưng ban đầu được sử dụng để chỉ loại hình âm nhạc có từ trước đó.
Dân ca truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: âm nhạc truyền khẩu; âm nhạc của tầng lớp thấp; âm nhạc mà người sáng tác vô danh. Những điều này tương phản với các thể loại âm nhạc thương mại và cổ điển. Có người định nghĩa dân ca là những bài hát cổ không rõ người sáng tác; người khác cho rằng đó là loại hình âm nhạc được lưu truyền và phát triển bằng
cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong tục trong một thời gian dài.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền
văn hóa lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú. Đa dạng. Kho tàng dân ca
Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh,
hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà
Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh… ở Trung bộ có Hò Huế, Lý Huế, hát Sắc bùa… ở
Nam bộ có các điệu Lý, điệu Hò, nói thơ… Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc
(đồng bào Thái, H' Mông, Mường…), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai,
Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng…) đều có bản sắc riêng.
Dân ca miền Bắc
Dân ca miền Trung
Dân ca Tây Nguyên & dân ca miền núi
Dân ca Nam bộ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét