Đặc điểm:
Hát ru Nam bộ
là một loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian, truyền miệng từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Hát ru của
miền Nam nói chung (có thể khác nhau ở Tây Nam bộ và Đông Nam bộ) gọi là hát
đưa em, chịu ảnh
hưởng của công việc, hoàn cảnh và khí hậu vùng miền nên hát ru của Nam bộ nghe
giản dị đơn sơ mà gần gũi. Trong cái
ngọt của hát ru Nam bộ đặc biệt là miền Tây Nam bộ, toát lên sự man mác, thiết
tha, phóng khoáng, bao dung của hò Đồng Tháp, của các điệu lý - câu hò sông nước
Cửu Long. Bài hát ru thường được bắt đầu bằng những mô típ quen
thuộc như “ầu ơ….ví dầu“ hay “ơ…ầu ơ…” và đoạn sau là phần lời của những câu ca dao, những
khúc hát thường có kết cấu lục bát, ví dụ:
“ Ví dầu cầu ván
đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập
ghềnh khó đi.”
hay:
“Ầu ơ… Gió đưa cây cải về trời
Rau râm ở
lại chịu đời đắng cay”
“À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo
con... À ơi…!”
Một đặc điểm cần đề cập đến
nữa là lời hát ru Nam bộ có một làn điệu rất nhẹ nhàng, êm ã, như những dòng
sông chở đầy phù sa, như sự lênh láng của cánh đồng quê vào mùa nước nổi. Lời
hát ru vừa ngân nga vừa sâu lắng, vang xa chất du dương êm ã, tạo cho trẻ thơ
một cảm giác rất êm tai, và từ đó dễ đưa các em đi vào giấc điệp.
Nội
dung:
Về lời ca, như đã
biết, người hát Ru con có thể sử dụng bất cứ câu thơ, chùm thơ hay cả một bài
thơ lục bát có sẵn làm lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể giãi bày nỗi
niềm tâm sự. Điều đó có nghĩa nội dung lời ca của các làn điệu hát ru thật rộng
mở. Có
thể nói, những câu hát ru Nam Bộ đã thể hiện rất sinh động và khá toàn diện đời
sống của người Việt ta xưa. Ở đây, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề, từ cảnh quan thiên nhiên, quê
hương, đất nước, cánh cò, cây đa, bến sông, bến chợ, sân đình... cho đến tâm tư
tình cảm của con người. Trong đó, sẽ thấy những chiều cạnh khác nhau như sau:
+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối
tượng ru ngủ)
+Tâm
sự của người hát với những người xung quanh
+Tâm
sự của người hát với chính mình, than thân, trách phận...
Như vậy, bên cạnh mục
đích ru ngủ, làn điệu hát Ru con còn là cơ hội để mỗi cá nhân có
thể bộc lộ những khả năng nghệ thuật âm nhạc và thơ ca nhất định. Đồng thời,
người ta có thể mượn hát Ru con làm nơi bộc bạch nhiều tâm tư tình cảm chan
chứa nhất, thỏa mãn những cái mà không thể nói thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Ở góc độ khác, thông qua hát Ru con, mọi người cũng có cơ hội để thấu hiểu
người thân trong gia đình. Những âm điệu đậm đà mầu sắc dân tộc ấy cứ thấm dần,
thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác.., thẩm thấu và khắc sâu mãi vào
trong tâm hồn trẻ thơ, tình cảm yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, nhen nhóm lên ngọn lửa yêu thương và bắt đầu hình thành
nhân cách con người từ những lời hát ru của mẹ.
Việc bảo tồn
kho báu dân gian này là điều nên làm và đáng quý nhưng quan trọng là cần người
thực hiện và người được thưởng thức cùng bổ sung và phát huy, mẹ cùng con, cả hai
cùng hòa chung một nhịp đập, và chủ yếu duy trì bền vững một nét văn hóa dân
gian truyền thống đã có từ ngàn xưa, cho thế hệ mai sau không để mất đi một
cách lãng phí. Bởi những chất liệu cảm
xúc trong lời ru không chỉ dừng lại ở giọng nói mà thay vào đó là những biểu hiện
của sự ngọt ngào được thay đổi theo cung bậc của cảm xúc, của làn hơi, là sự
trăn trở được gửi qua giọng ru, là sự quyết tâm thể hiện sâu sắc qua ước mơ về
một ngày VN hùng mạnh. Tất cả chất liệu ấy trở thành máu thịt và thậm chí cả phần hồn của người Việt...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét