Có thể nói rằng những câu ca dao hay nhất
đẹp nhất là những câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Tình yêu trong ca dao-dân ca có nhiều cung bậc khác nhau, các giai đoạn của tình yêu đều được phản
ánh rất trung thành với đầy đủ màu sắc và hương vị của nó. Ca dao-dân ca Nam Bộ là một trong những cây đàn
ngân lên khúc nhạc muôn thuở của tình yêu đôi lứa .
Tình yêu đôi lứa trong ca dao-dân ca Nam
Bộ là một tình yêu xuất phát từ cuộc sống lao động cầ cù vất vả nhưng rất đẹp,
rất nên thơ. Tình yêu của người lao động nó giản dị trong sáng, mộc mạc
chân thành như chính công việc lao động của họ.
Qua Ca dao dân ca Nam Bộ ta gặp được hình ảnh của đôi lứa yêu nhau, ước hẹn, giao duyên trong khung cảnh êm đềm của
nông thôn Nam Bộ.Vẫn là lời tỏ, là lời thề nguyện thủy chung , là sự cay đắng ngọt bùi của tình yêu… được ca dao nói đến. Nhưng đáng nói hơn, tình yêu đôi lứa
trong ca dao dân ca Nam Bộ được thể hiện ở đây mang nét độc đáo, đặc sắc, cháy bỏng mãnh liệt gắn liền với tính
cách con người trên đất Nam Bộ.
1.
Bộc trực thẳng thắn.
Ca dao, dân ca Nam Bộ cũng như ca dao khắp các miền đất nước, cũng phản ánh được tất cả các chặng đường
của tình yêu,từ giai đoạn tỏ tình thề nguyền hạnh phúc bên nhau, cho đến hôn
nhân. Người Nam Bộ
“ nghĩ sau nói vậy” trong tình cảm họ cũng thế. Họ không thể nói bóng gió xa
xôi úp mở… trong giây phút
ban đầu gặp gỡ, lời tỏ
tình đầu tiên.
Chàng trai Nam Bộ tỏ tình như thể thẳng thắn tự nhiên biết dường nào. Tình cảm của chàng trai là một tình cảm
nóng bỏng, mạnh mẽ và bộc trực. Ta có cảm
tưởng chàng không giấu được tình cảm nên đã thốt ra khi chàng gặp cô gái :
“ Thấy em nhỏ thó
lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nay ”
“Con ếch ngồi dựa gốc bưng.
Nó kêu cái quệt, biểu ưng cho rồi ”
lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nay ”
“Con ếch ngồi dựa gốc bưng.
Nó kêu cái quệt, biểu ưng cho rồi ”
Tình cảm được thể hiện ở đây không chỉ là
lời tỏ tình của các chàng trai mới táo bạo bộc trực mà ở các cô gái cũng vậy, tình cảm cũng không kém phần mãnh liệt. Nếu như cô gái Bắc Bộ thường e dè, nhút
nhát trước lời tỏ tình của các chàng trai, thì các cô gái Nam Bộ mạnh dạn hơn, thẳng thắn hơn:
“ Thò tay ngắt đọt trâm bầu
Thôi anh có thương thì thương đại đừng cầu ông mai ”.
Thôi anh có thương thì thương đại đừng cầu ông mai ”.
Đó là tiếng lòng thành thật đã được nói
ra thành lời, không e dè,
kín đáo để trả lời câu trả lời của chàng trai.
2.
Trọng tình nghĩa hơn của cải .
Tình yêu của nguời Nam bộ rất chân thật và nồng nàn .Bởi lẽ tình yêu ấy trong sáng, cao thương không bị đồng tiền và vật chất làm vẫn đục. Với họ trước hết là cái nghĩa cái tình. Chẳng phải người Nam Bộ đã đùm bọc yêu thương che chở cho nhau từ lúc đến khai phá vùng đất với nghĩa tình bầu bạn thắm thiết đó sao? Tình yêu của họ cũng vậy, đầu tiên là nghĩa là tình chứ không phải là tiền là bạc, vật chất. Đó là đạo đức nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Trong ca dao truyền thống đã nói lên điều ấy:
“Chẳng tham nhà ngói ba tòa.
Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền”.
Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền”.
Người con gái trong ca dao truyền thống đã trọng
cái nghĩa, cái tình, bỏ qua của
cải vật chất. Còn người con gái
Nam Bộ cũng đã nói thẳng với nguời yêu của mình:
“Mới gặp nhau đây chớ buông lời nói
quẩy
Tiền tài chẳng trọng
mấy em quí nghĩa tào khang
Miễn anh giữ đặng
tấm lòng vàng đừng phai”
Tấm lòng của cô
gái thế đó! Nó nặng ân nghĩa đến vậy! Rõ ràng cô đã dứt khoát từ buổi đầu gặp gỡ,
cô ước mong một “tấm lòng vàng” từ người yếu, tấm lòng của cô rất chân thật.
Tình nghĩa đối với họ là thiêng
liêng nhất. Trong cuộc sống bon chen giữa dòng đời xuôi nguợc, có lúc đồng tiền
vật chất đã làm vẫn đục tâm hồn con nguời. Vật chất cũng có lúc làm thay đổi
lương tâm trong sạch của con người, nhưng đối với nguời Nam Bộ hoàn toàn khác, tình yêu của họ
bỏ qua yếu tố vật chất, như những lời nhắn nhủ chân tình
của cô gái Nam Bộ:
“Này anh bảy đó ơi !Nhà họ giàu thì đầu heo nộng thịt
Còn đôi mình nghèo cặp vịt với bông tai”
Sự lo lắng về vật chất là điều không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc ,đôi
lứa yêu nhau đã hiểu đuợc điều đó, nhưng họ sẽ thấy hạnh phúc hơn khi họ
lấy nhau bằng nhân nghĩa và bằng tình cảm chân thật ,họ hiểu và thông cảm cho
nhau, họ chân thành khuyên nhủ nhau:
“
Mình đừng tham phú phụ bầnTiền tài ăn hết nghĩa châu trần còn thưong”
Lấy tình nghĩa là điều kiện hàng đầu không phải
từ tiền bạc và của cải . Vẫn
là tình người, nó là sợi
dây buột chặt tình cảm giữa những đôi lứa yêu nhau thêm bền chặt.Còn gì đáng quý
và trân trọng hơn những tấm lòng mang nặng ân nghĩa ấy. Có bao nhiêu con đường
khác nhau để đi đến tình yêu, song để đạt được sự cao thượng và trong sạch ấy
thì quả là điều rất hiếm.
Tự hào bao nhiêu khi nét đẹp tâm hồn
người Việt được toả sáng trong những câu ca dao như thế, và hình như ở đâu đây
ta cũng bắt gặp được những âm vị ngọt ngào, trầm bổng của ca dao trữ tình. Ở
khía cạnh khác của ca dao-dân ca Nam Bộ mà ta cần nghiên cứu là tính trào lộng
và lạc quan. Nó là điểm rất riêng, rất nổi bật mà chỉ có ca dao-dân ca Nam Bộ mới
có.
3.
Trào lộng và lạc quan:
Tình yêu của nguời Nam Bộ, có chân thật, có nồng nàn, có sự đắm say cuồng nhiệt
.Không chỉ là bộc trưc thẳng thắn , mà còn có tính hài huớc lạc quan không kém.
Họ ngang tàng nghĩa khí nhưng yêu đời, yêu cuộc sống phóng khoáng, thích cái
ngôn ngữ có tính khu biệt của nguời Nam , cùng với tính cách của con nguời đã
làm nên cái trào lộng , lạc quan rịêng của ca dao –dân ca Nam Bộ.Trong
tình yêu cũng thế, vẫn cái tính hài huớc hóm hỉnh cho đến lời tỏ tình mà vẫn
trào lộng quá đổi:
“Nước mắm ngon dằm con cá bẹ.
Anh biếu em rình lén mẹ qua đây
Anh biếu em rình lén mẹ qua đây
Nước mắm ngon dằm con cá đối
Em biếu anh chờ tối tối em qua ”
Em biếu anh chờ tối tối em qua ”
Tình yêu của người Nam Bộ đã hóm hỉnh,
trào lộng như vậy nhưng cũng không kém phần lạc quan. Người Nam Bộ sống với
thiên nhiên sông nước hữu tình, với vườn trái xum xuê, nó hoà quyện vào lòng
người toả bóng mát cho ca dao. Tình yêu của họ cũng bắt đầu từ ruộng lúa, vườn
cà, dừa bên sông với câu hát trao duyên đối đáp trên sông nước... Hình ảnh
thiên nhiên đó làm họ lạc quan hơn, yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Người Nam Bộ vốn
ngang tàng, trọng nghĩa khí nhưng cũng yêu cuộc sống phóng khoáng.
“Đi ra gặp vịt cũng
lùa .
Gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu ”
Gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu ”
Tình yêu đến với họ đâu chỉ là tình cảm đặc biệt, có tính qui luật. Họ yêu nhau, yêu cả cảnh vật thiên nhiên, nhìn cảnh
thiên nhiên thêm đẹp, thêm tươi. Lời đối đáp dao duyên vẫn vang lên điệu nhạc yêu đời , lạc
quan từ cuộc sống:
“Nhà em ở dưới đám dâu.
Ở trên đám đậu, đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông ”
Ở trên đám đậu, đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông ”
Hình ảnh quê hương đó chính là kết quả của
những ngày họ ra sức lao động,góp sức dựng xây. Từ đó tình yêu đã nảy nở. Họ lạc quan ở cuộc sống và họ yêu nhau
say đắm hơn:
“Ngó lên trời có con chim hóa phụng
Ngó xuống biển có con cá hóa long
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến động lòng thương em.”
Ngó xuống biển có con cá hóa long
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến động lòng thương em.”
Đọc câu ca dao mường tượng được cái mênh mông của
trời rộng , đất dài và lòng người cũng rộng mở như vậy. Tình yêu đắm say xuất
phát từ cuộc sống mến thương ,trở nên nồng nàn hơn bao giờ hết.
“Bữa nay mát dạ, mát lòng.
Mát tình duyên nợ mặn nồng lứa đôi ”
Lạc quan trong tình yêu đó cũng là động lực
để thúc đẩy họ xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, vì tình yêu của người lao động xuất phát từ quê hương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét